Cách viết thư xin việc, đơn xin việc sáng tạo cho sinh viên
Thư xin việc là công cụ chủ chốt giúp bạn tạo ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng. Khi mà bạn chưa có cơ hội trình bày với doanh nghiệp về khả năng của mình. Thư xin việc sẽ thay bạn tóm tắt lý lịch, khả năng, kinh nghiệm của bản thân một cách ngắn gọn, rõ ràng nhất. Vậy thư xin việc nên viết như thế nào? Có phải viết càng dài càng tốt. Sau đây là gợi ý cách viết đơn xin việc, thư xin việc sáng tạo, ấn tượng nhất cho sinh viên.
Mục đích của thư xin việc và đơn xin việc
Mỗi khi tìm công việc mới, ứng viên đều được yêu cầu gửi thư xin việc hoặc đơn xin việc. Vậy bạn có từng thắc mắc những tài liệu này được dùng cho mục đích gì?
Đúng như tên gọi, thư xin việc thì chắc chắn mục đích chính là để xin việc rồi. Tuy nhiên, việc thuyết phục nhà tuyển dụng chọn bạn lại phụ thuộc vào những thông tin mà bạn trình bày trong đó.
Cách viết thư xin việc bao gồm những nội dung gì?
- Giới thiệu bản thân
- Đề cập đến công việc (hoặc loại công việc) bạn đang ứng tuyển (hoặc đang tìm kiếm)
- Đính kèm CV (Curriculum Vitae): Cho thấy rằng kỹ năng và kinh nghiệm của bạn phù hợp với kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để thực hiện công việc
- Khuyến khích người đọc đọc sơ yếu lý lịch của bạn
- Hẹn lịch phỏng vấn, trao đổi,…
Thư xin việc dài bao nhiêu thì tốt?
Đừng quá “tham” viết thư xin việc quá dài. Ưu điểm của những bức tư xin việc dài chính là giúp bạn phỗ diễn được tất cả những điểm mạnh của bản thân cho nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, ngoài bạn sẽ có vô số ứng viên khác cũng nộp đơn. Liệu rằng các người tuyển dụng có đủ kiên nhẫn để đọc hết nội dung mà bạn gửi đến.
Lời khuyên của các nhà tuyển dụng chính là viết 1 bức thư ngắn gọn, xúc tích. Độ dài lý tưởng là không quá một trang A4. Bạn nên trình bày các đầu mục, đoạn văn theo trình tự và nội dung nhất quán. Tuyệt đối không lan man dài dòng.
Viết thư xin việc cần chuẩn bị những gì?
Bạn nên đầu tư thời gian cho các bức thư xin việc phù hợp với từng loại công việc khác nhau. Thư xin việc của bạn cần thể hiện rằng bạn biết công việc liên quan đến những gì và nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những gì.
Để làm được điều này, hãy trình bày cụ thể về các kỹ năng và phẩm chất của bạn. Bạn cũng cần thể hiện cách chúng phù hợp với nhu cầu của công việc hoặc tổ chức.
Để thư xin việc cụ thể và ghi điểm nhất, hãy tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau:
Ai là người tiếp nhận thư xin việc của bạn?
“Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Một lời chào cụ thể, đúng tên người tiếp nhận và chức vị không chỉ thể hiện mức độ quan tâm của bạn với công việc. Người đọc thư sẽ cảm thấy được tôn trọng và đánh giá cao thái độ công việc của bạn.
Hãy bỏ chút thời gian để tìm hiểu về người nhận đơn của mình. Nếu bạn đọc được tin tuyển dụng trên báo, ở một bài post của mạng xã hội,…. Tác giả của bài viết có thể chính là người duyệt thư của bạn. Nếu có thể hãy tìm các trao đổi trực tiếp như gửi tin nhắn, gọi điện hoặc email để hỏi về người gửi đơn xin việc.
Khi đã biết được tên người nhận, đừng viết trống không. Thay vào đó là sử dụng Ms/Mr hoặc Anh/Chị, Ông/Bà,…
Vị trí ứng tuyển của bạn bao gồm những việc gì?
Bí quyết để thuyết phục nhà tuyển dụng chính là làm sao để kỹ năng trong thư xin việc khớp với yêu cầu công việc. Ngoài cách tham khảo nội dung tin tuyển dụng, hãy liên hệ với người tuyển để nhận được mô tả công việc (Job Description – viết tắt là JD) chi tiết nhất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt thêm các câu hỏi như:
- Công việc có liên quan đến teamwork không?
- Tôi sẽ báo cáo với ai nếu tôi nhận được công việc?
- Bạn có thể cho tôi biết thêm về mẫu người mà bạn đang tìm kiếm?
- Có mô tả vị trí nào tôi có thể xem không? (Chỉ hỏi điều này nếu quảng cáo tuyển dụng không đề cập đến mô tả vị trí.)
Công ty bạn ứng tuyển hoạt động như thế nào?
Tìm hiểu thêm về công ty để bạn có thể điều chỉnh thư xin việc của mình cho công việc.
Dưới đây là một số mẹo:
- Nếu bạn chưa biết tên của công ty, hãy tìm kiếm thông tin trên mạng.
- Nếu công ty có một trang web, hãy truy cập trang web đó (đặc biệt là trang ‘Giới thiệu về chúng tôi’ của họ).
- Nếu tên công ty không có trong quảng cáo, hãy liên hệ với cơ quan tuyển dụng hoặc nhà quảng cáo và hỏi nhà tuyển dụng là ai.
Những nội dung không thể thiếu khi viết thư xin việc
Đây là danh sách những nội dung bạn nên đưa vào thư xin việc của mình.
- Tên và chi tiết liên hệ của bạn: nội dung phải được đặt ở đầu thư xin việc. Bạn không cần nêu quá chi tiết như sơ yếu lý lịch, chỉ cần tên, email, số điện thoại là đủ. Đặc biệt, địa chỉ email phải thật chuyên nghiệp. Tránh sử dụng email có yếu tố giải trí, nhí nhảnh,…
- Tên vị trí ứng tuyển: Bạn cần nói rõ bạn đang ứng tuyển công việc nào.
- Danh sách kỹ năng liên quan: Bao gồm một liệt kê ngắn gọn về các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn phù hợp với mô tả công việc. Nên sử dụng cấu trúc gạch đầu dòng. Lưu ý các kỹ năng phải khớp và đáp ứng đủ các yêu cầu trong JD. Hãy nhớ rằng nếu bạn nói rằng bạn có một kỹ năng hoặc kinh nghiệm, bạn cần phải cho thấy bạn đã sử dụng nó như thế nào hoặc bạn có nó như thế nào.
- Tóm tắt lý do tại sao bạn phù hợp với công việc: Sau khi liệt kê các kỹ năng và kinh nghiệm của mình, bạn nên giải thích lý do tại sao những điều này có nghĩa là bạn phù hợp với công việc. Ví dụ: khả năng sáng tạo và kinh nghiệm nắm bắt tâm lý khách hàng khiến bạn hợp với vị trí Nhân viên Marketing.
- Tìm tiếng nói chung với nhà tuyển dụng: Nếu bạn ứng tuyển cho vị trí content marketing trong khi bạn có cả những kỹ năng marketing khác. Hãy tập trung xoáy sâu vào mảng content. Những kỹ năng khác nên có nhưng đừng quá chi tiết.
- Tệp đính kèm CV xin việc/sơ yếu lý lịch
- Một lời đề nghị liên hệ với bạn: Đó như một lời kết mở thôi thúc nhà tuyển dụng chú ý đến bạn. Hãy thử một lời mời đơn giản như, ‘Tôi đã đính kèm một bản sao sơ yếu lý lịch của mình. Tôi rất mong nhận được phản hồi từ quý công ty về công việc này ‘.
Viết thư xin việc cần tránh những điều gì?
Có một số điều không bao giờ nên có trong thư xin việc của bạn.
Dưới đây là một số điều cần chú ý.
- Lỗi chính tả hoặc thông tin sai lệch, thiếu logic: Luôn kiểm tra chính tả thư xin việc của bạn. Thậm chí, bạn có thể nhờ người khác đọc nó và chỉ ra bất kỳ sai lầm hoặc những điểm bất hợp lý. Đặc biệt, không bao giờ được viết sai tên công ty.
- Copy lại sơ yếu lý lịch: Đừng cắt và dán sơ yếu lý lịch của bạn vào thư xin việc. Hãy cố dẵng trích dẫn vắn tắt ngắn gọn và đủ ý về bản thân thay vì chỉ lặp lại nó.
- Không đề cập đến các đơn xin việc khác của bạn: Có thể bạn đang nộp đơn cho nhiều công việc cùng một lúc. Tuy nhiên, tốt nhất bạn không nên đề cập đến các đơn xin việc khác. Thư của bạn nên nhằm mục đích thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn thực sự muốn công việc này.
Cách viết thư xin việc, đơn xin việc sáng tạo, ấn tượng nhất
Người tuyển dụng sẽ dành 15 – 20 giây để quét CV của bạn lần đầu tiên. Nếu bạn tạo được ấn tượng tốt, họ sẽ đọc Đơn ứng tuyển của bạn kỹ hơn.
Mẹo làm cho CV của bạn trông đẹp mắt:
- Sử dụng phông chữ màu đen, dễ đọc ở một kích thước
- Sử dụng các câu ngắn và chia nhỏ các khối văn bản
- Sử dụng dấu đầu dòng để liệt kê thông tin
- Luôn giữ giọng điệu trang trọng
- Tránh viết tắt, tiếng lóng hoặc biệt ngữ
- Tránh ảnh hoặc hình ảnh
- Có tiêu đề mạnh mẽ và nhiều khoảng trắng
- Sử dụng các định dạng đồng nhất như: thời gian dd/mm/yyyy, khoảng thời gian: từ mm/yyyy – đến mm/yyyy
Hiện nay, để giúp đỡ những sinh viên mới ra trường có kỹ năng viết đơn xin việc, viết CV ấn tượng nhất, nhiều dịch vụ đã cho ra mắt mấu đơn soạn sẵn.
Tất cả đều có thể tra cứu dễ dàng qua Internet. Rất nhiều mẫu CV miễn phí cho bạn lựa chọn. Công việc của bạn là lọc ra những thông tin giá trị nhất để đưa vào đơn xin việc của mình.
Trên đây là những chia sẻ về cách viết đơn xin việc sáng tạo cho sinh viên mới ra trường. Nếu có khó khăn trong quá trình thực hiện, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.